(VI) Block Time và Block Size
Technical Promenade, phần 1.
Đây là phần đầu tiên trong loạt bài viết về các khái niệm kỹ thuật để tìm hiểu về Alephium nói riêng và blockchain nói chung. Chúng ta sẽ bắt đầu với các khái niệm đơn giản như block time và block size, sau đó là bài viết về TPS (transaction per second), time-to-finality, sharding land, v.v.
Technical Promenade Series:
Phần 1: Block Time & Block Size
Phần 2: Transaction per Second — TPS
Phần 3: Time to Finality
Phần 4: Sharding
Bắt đầu với bài viết đầu tiên với khái niệm nền tảng về block time và block size. Loạt bài viết này sẽ có đôi chút khó hiểu cho người mới bởi vì các thuật ngữ kỹ thuật sẽ được sử dụng khá nhiều.
Tóm tắt
- Block time trong một blockchain (thời gian tạo ra một khối trong blockchain) là khoảng thời gian cần thiết để một khối (block) được kiểm tra bởi thợ đào (hoặc validator trong PoS). Trong Alephium, giá trị này đang được đặt là 6̶4̶ ̶g̶i̶â̶y̶ 16 giây.
*Với việc triển khai Nâng cấp Mạng Rhône, thời gian khối đã được giảm xuống còn 16 giây. Điều này đã trở nên khả thi nhờ việc áp dụng thuật toán Ghost.
- Block size (kích thước của một block): Tổng dữ liệu trong một block hoặc có thể hiểu rằng đó là năng lượng tính toán tối đa (gas) mà mỗi block có thể xử lý.
Block Time là gì?
Khi người dùng thực hiện một giao dịch từ ví của mình, giao dịch đó trước tiên sẽ được gửi lên mạng lưới, một full node sẽ đảm nhiệm xác nhận giao dịch đó bằng cách kiểm tra tính hợp lệ và thêm nó vào mempool, nơi nó vẫn chưa được xác nhận.
Và sau đó, hai quá trình này có thể xảy ra: hoặc nó hết hạn mà không được xác nhận vì hầu hết các blockchain đều có thời gian quy định hết hạn để xử lý các giao dịch và xác nhận; hoặc nó được một block producer (người tạo khối) chọn để xác nhận.
Các giao dịch được tập hợp bên trong một block và được kiểm tra bởi thợ đào (hoặc validator trong PoS). Thời gian này được gọi là block time. Trên Bitcoin, block time của một khối trung bình là 10 phút và thời gian này thực tế có thể thay đổi do dao động đột ngột về hashrate (tốc độ băm) trên mạng lưới (nếu có quá nhiều thợ đào cùng tham gia hoặc rời mạng lưới). Do đó, độ khó khai thác sẽ điều chỉnh để bù đắp cho sự thay đổi của hash rate nhằm duy trì thời gian mỗi block dự kiến là 10 phút (trong Bitcoin). Nhưng có thể mất một khoảng thời gian dài vì độ khó chỉ được điều chỉnh khoảng hai tuần một lần… Điều này giải thích tại sao khi Chính phủ Trung Quốc cấm khai thác Bitcoin trong nằm 2021, block time trung bình đã tăng lên đến hơn 23 phút vào ngày 27 tháng 6 năm 2021!
Trong Zcash, block time là 75 giây và độ khó được điều chỉnh sau mỗi block để tính năng lượng tiêu thụ cho hashrate và giữ cho các block được hoạt động ổn định. Alephium hoạt động theo cách tương tự, với độ khó được điều chỉnh ở mỗi block và có block time lý tưởng rơi vào 6̶4̶ ̶g̶i̶â̶y̶ 16 giây.
Đối với các blockchain sử dụng cơ chế PoS, có thể thấy rằng block time được diễn ra một cách rất nhanh vì block time trong PoS không liên quan đến độ khó khai thác. Ví dụ, trong Ethereum PoS (post-merge), các “slot” là khoảng 12 giây trong số 32 slot được hợp lại: “trong mỗi slot, một thành viên trong các validator sẽ được chọn ngẫu nhiên để đưa ra quyết định rằng ai sẽ là người xác nhận block vừa mới được gửi lên.” Và nó chỉ đơn giản như thế!
Block Size là gì?
Block size được tính theo nhiều cách khác nhau. Đối với một số coin, nó được xác định bởi số lượng giao dịch mà coin đó có thể nắm giữ được và biểu thị bằng MegaByte (Bitcoin là 1MB, Zcash là 2MB…). Điều đó có nghĩa là tổng lượng dữ liệu trong một block không thể vượt quá một giới hạn cụ thể. Block size càng lớn thì càng có nhiều giao dịch…
Điều này không đơn giản như trên lý thuyết vì nó có ý nghĩa sâu sắc đến việc phân quyền và tính phi tập trung của mạng mới. Nó cũng là nguyên nhân của cuộc chạy đua về Bitcoin block size!
Đối với các coin khác (ví dụ như ETH), block size được tính toán khác: Block size đề cập đến năng lượng tính toán (gas) tối đa mà mỗi block có thể xử lý được. Các giao dịch phức tạp yêu cầu nhiều gas hơn và các giao dịch đơn giản thì yêu cầu ít gas để xử lý. Gas được thể hiện (và thanh toán) bằng coin mặc định của blockchain đó. Giới hạn này là đề cập đến mức tiêu thụ năng lượng tối đa cần thiết và không đề cập đến “lượng data” tiêu thụ. Alephium tuân theo một mô hình tương tự, trong đó block size thực sự là giới hạn gas cho toàn bộ các giao dịch của toàn bộ các block với nhau.
Và có rất nhiều cách đo lường block size khác nhau trên mỗi blockchain khác nhau… Ví dụ: Monero có thể linh động về block size, Cardano thường xuyên tăng block size khi “cập nhật” mạng lưới (hiện tại là khoảng 88kb), Mina rơi vào khoảng 1kb cho mỗi “block”, v.v.
Đó là toàn bộ bài viết dành cho bạn ngày hôm nay… Kế tiếp là gì?
Trong phần 2, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tần suất của mỗi block và tốc độ giao dịch mỗi giây (TPS).
Link bài viết gốc: https://medium.com/@alephium/block-time-and-block-size-16e37292444f
Cộng Đồng Alephium Việt Nam 🇻🇳
🗞️ X/Twitter: https://x.com/AlephiumVN
💬 Telegram: https://t.me/AlephiumVN
🌠 Instagram: https://instagram.com/AlephiumVN
🧵 Threads: https://threads.net/@AlephiumVN
📚 Medium: https://alephiumvn.medium.com
Alephium Global 🌏
X/Twitter: https://x.com/alephium
Telegram: https://t.me/alephiumgroup
Discord: https://alephium.org/discord
Reddit: https://www.reddit.com/r/Alephium/
Linkedin: https://www.linkedin.com/company/74304166
Website: https://alephium.org/
Documentation: https://docs.alephium.org/
Github: https://github.com/alephium