(VI) Time to Finality
Technical Promenade, phần 3.
Tiếp tục với loạt bài viết tìm hiểu những khái niệm cơ bản về blockchain nói chung và Alephium nói riêng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào phần cuối cùng, Time to Finality.
Technical Promenade Series:
Phần 1: Block Time & Block Size
Phần 2: Transaction per Second — TPS
Phần 3: Time to Finality
Phần 4: Sharding
Ở hai phần trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Block Time & Block Size và TPS. Ở phần này, chúng ta sẽ xem khái niệm Time to Finality (TTF) là gì. Mặc dù không có công thức khoa học để tính toán giá trị này nhưng nó là một giá trị then chốt về khóa cạnh các giao dịch trên mạng lưới blockchain.
Time to Finality (TTF) là gì?
Nếu bạn nhớ những gì chúng ta đã khám phá ở các bài trước, chúng ta đang dần dần đi sâu vào tìm hiểu cách các block dược thêm vào các block khác trong những khoảng thời gian cụ thể (block-chain) và tốc độ giao dịch được đưa vào các block đó như thế nào. Nhưng chúng ta chưa thảo luận điều gì sẽ xảy ra với những giao dịch đó sau khi chúng được gửi lên mạng lưới blockchain. Như thế là giao dịch đã xong chưa? Sau khi số dư khả dụng của tôi bị trừ đi khi gửi giao dịch, tôi sẽ nhận được kết quả ngay lập tức chứ hay phải đợi? Tôi có thể hoàn thao tác đó được không?
“Trong tài chính, thuật ngữ “thời hạn thanh toán cuối cùng” đề cập đến thời điểm mà số tiền gâng đây được chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác sẽ chính thức trở thành tài sản hợp phảu của bên nhận.”, theo Investopedia.
Đó là khái niệm quan trọng đối với người bán để họ chắc chắn rằng khoản thanh toán của bạn không thể bị hoàn tác sau khi họ đã gửi đơn đặt hàng cho bạn! Đó cũng là một khái niệm mang tính “tương đối”: Bạn không cần sự đảm bảo về việc thực thi cuối cùng đói với một giao dịch trị giá vài đô la để trả cho cà phê (bạn chỉ cần để tiền trên bàn và đi) nhưng đối với giao dịch trị giá vài tỷ đồng để thanh toán cho việc mua nhà (bạn cần cần phải có công chứng viên và ngân hàng để xác nhận giao dịch đó đã xảy ra!), hoặc giao dịch IPO hoặc việc sáp nhập tài sản (bạn cần hàng chục luật sư, nhiều bên ngân hàng và các bên trung gian khác!).
Trong tiền điện tử, việc thực thi cuối cùng là “sự đảm bảo cho các giao dịch trong tiền điện tử không thể bị thay đổi, không thể đảo ngược hay không thể hủy bỏ sau khi chúng đã hoàn tất”. Vì vậy, việc giao dịch của bạn được thực hiện và mang tính hợp pháp là chưa thực sự đủ (ví dụ, nó không phải là chi tiêu gấp đôi) mà nó còn phải trở nên bất biến và là hành động cuối cùng. Đây là lý do hầu hết các sàn giao dịch sẽ đợi một vài block trước khi chấp nhận khoản tiền gửi của bạn. Họ muốn chắc chắn rằng giao dịch sẽ không bị hủy bỏ và họ sẽ xử lý số tiền đó một cách hiệu quả và đảm bảo hơn trước khi cho phép bạn giao dịch trên sàn của họ.
Khoảng thời gian giữa lúc giao dịch của bạn được gửi lên mạng lưới và thời điểm nó được coi là được thực thi cuối cùng được gọi là time-to-finality (hiểu đơn giản nó đề cập đến độ trễ) và đó là cách thể hiện chính xác hơn nhiều về “tốc độ” trong một blockchain nào đó. Bởi vì một blockchain thực hiện hàng triệu giao dịch mỗi giây nhưng nó thực tế không thể giải quyết được hết con số hàng triệu đó thì đủ nhanh chưa chắc đã đủ tốt?
Có hai loại thực thi cuối cùng trong giao dịch: Thực thi xác suất và thực thi xác định.
Hầu hết các hệ thống blockchain đều cung cấp tính thực thi xác suất của giao dịch — điều này có nghĩa là xác suất giao dịch hợp lệ và không thể đảo ngược sẽ tăng lên khi có thêm nhiều block hơn trên chain, nhưng nó không bao giờ có thể được xem là hoàn thành cuối cùng. Mạng lưới đồng ý rằng giao dịch là hoàn thành khi nó có đủ thời gian và đủ số block. Ví dụ, việc hoàn thành một giao dịch thường yêu cầu 6 confirmations trong Bitcoin. Điều đó mang lại cho bạn một xác suất rất cao (do đó là “xác suất”) rằng giao dịch của bạn cuối cùng đã được hoàn thành.
Đa số các blockchain Layer 1 chỉ cung cấp loại hoàn thiện giao dịch này. Mục tiêu là để đảm bảo các giao dịch của bạn được đưa vào chain dài nhất một cách hiệu quả và block không bị phân nhánh!
Các blockchain khác sử dụng đặc tính hoàn thành giao dịch cuối cùng của giao dịch xác định (đôi khi được gọi là tính cuối cùng tuyệt đối) — điều này có nghĩa rằng giao dịch được coi là được hoàn thành khi nó được thêm vào blockchain. Nó cho phéo các giao thức hiển thị thời gian đến thời điểm cuối cùng nhanh hơn nhiều và nos có liên quan đến thuật toán đồng thuận.
Nếu bạn muốn có một lời giải thích đầy đủ về sự khác biệt kỹ thuật giữa hai loại finality, hãy đọc tiếp phần bên dưới hoặc rẽ phải để tham gia vào Bài toán các vị tướng Byzantine.
Tóm lại, điều cần thiết không chỉ là giao dịch được gửi càng nhanh càng tốt mà còn phải hợp lệ và đạt được sự thực thi cuối cùng nhanh chóng và an toàn. Đó là lý do tại sao thời gian thực thi giao dịch hoàn tất (Time to Finality — TTF) cũng là một thước đo thú vị để so sánh tốc độ giữa các blockchain vì nó đo thời gian từ khi giao dịch được gửi đi lên mạng lưới đến khi được xác nhận với sự đảm bảo rằng giao dịch đó không thể bị đảo ngược.
Trong những bài khác, chúng ta sẽ tìm hiểu “Làm thế nào để mạng lưới được tăng thông lượng?” Bật mí: Sharding!
Link bài viết gốc: https://medium.com/@alephium/time-to-finality-17d64eeffd25
Cộng Đồng Alephium Việt Nam 🇻🇳
🗞️ X/Twitter: https://x.com/AlephiumVN
💬 Telegram: https://t.me/AlephiumVN
🌠 Instagram: https://instagram.com/AlephiumVN
🧵 Threads: https://threads.net/@AlephiumVN
📚 Medium: https://alephiumvn.medium.com
Alephium Global 🌏
X/Twitter: https://x.com/alephium
Telegram: https://t.me/alephiumgroup
Discord: https://alephium.org/discord
Reddit: https://www.reddit.com/r/Alephium/
Linkedin: https://www.linkedin.com/company/74304166
Website: https://alephium.org/
Documentation: https://docs.alephium.org/
Github: https://github.com/alephium